Liên tục những năm sau đó, ông cùng các cộng sự chế tạo và thử nghiệm hàng trăm thiết bị từ năm 1940 tới 1948 để ra được phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên của “máy Turing". Máy Turing là một thí nghiệm ý tưởng hơn là một computer thực tế: “chiếc máy” được quan niệm gồm một đầu quét (scanning head) có thể đọc và viết ký hiệu trên một băng giấy dài vô tận, được kiểm soát bởi một “bảng các hướng dẫn” (instructions table, bây giờ được gọi là một chương trình, program).
Turing cũng chứng minh rằng máy ông có tính chất “phổ quát” (universal) theo nghĩa nó có thể tính toán bất cứ hàm số có thể tính toán được. Ông còn khẳng định, máy ông có thể giải quyết các vấn đề không chỉ trong toán học, mà còn trong mỗi lãnh vực có thể xử lý được của tri thức con người. Nói tóm lại, Máy Turing tượng trưng cho tất cả năng lực lô gíc của computer hiện đại.
Rất tiếc Turing không còn sống để chứng kiến sự phát triển của thời đại máy tính, nhưng vào những năm cuối của thập niên 1950, vai trò của ông như là người sáng lập ngành khoa học máy tính được đánh giá cao rộng rãi trong thế giới tính toán. Năm 1965, hiệp hội máy tính của Mỹ, Association for Computing Machinery, thành lập Giải thưởng A. M. Turing để vinh danh ông; giải này được xem là giải Nobel cho tính toán.