Cái đẹp chỉ là mơ hồ hay đầy lý tính? Toán học có tác dụng gì trong sáng tạo nghệ thuật?

Cái vật này có đẹp hay không? Câu trả lời có hay không phụ thuộc vào tỉ lệ, tỉ lệ khiến con mắt con người cảm thấy dễ chịu và thấy đẹp là 1,618. Từ thời cổ đại con người đã khám phá ra và gọi nó là tỉ lệ vàng. Plato và Euclid đã nghiên cứu sâu thêm về tỉ lệ này.



Chúng ta bắt gặp tỉ lệ vàng ở khắp nơi trong tự nhiên, từ cấu trúc của trái cây và rau quả đến tỉ lệ trên khuôn mặt và cơ thể con người. Tỉ lệ này cũng được sử dụng trong nghệ thuật, Ictinus và Kallikrates đã sử dụng chúng để xây đền Parthenon, Leonardo Da Vinci trong Gioconda, Dali và những nghệ thuật gia khác trong các tác phẩm của họ. Tỉ lệ vàng cũng là chìa khóa cho cái đẹp và sự hài hòa.


Thiên tài toàn năng của lịch sử nước Ý, Leonardo Da Vinci là người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về tỉ lệ vàng, về số Pi, về sự liên quan hoàn mỹ giữa các bộ phận trên cơ thể người.

Ông đã đưa những tỷ lệ này vào những bức họa của mình. Trong tất cả các tác phẩm của ông từ An Old Man tới Vitruvian Man, hay Mona Lisa, tất cả đều được thực hiện bởi những tỷ lệ vàng. Những bố cục trong các bức tranh của ông luôn vô cùng chặt chẽ. Đó là một liên kết hoàn mỹ giữa những hình chữ nhật và hình vuông và cung tròn. 


Các liên kết này được tạo ra theo công thức 1/3, 2/3 hoàn hảo và đan cài vào nhau. Đặc biệt, trong đó bức tranh Mona Lisa là một chuỗi các liên kết phức tạp giữa đôi mắt, sống mũi, miệng, vầng trán và khoảng cách giữa 02 vai. 


Thú vị hơn nữa nếu chúng ta thực hiện một đồ thị với điểm bắt đầu từ miệng của nàng Mona Lisa và điểm cuối là đôi bàn tay, chúng ta sẽ có một hình vỏ ốc cắt ngang dọc. Vẫn cách thực hiện đồ thị đó (nhưng điểm cuối là mép của bức tranh), chúng ta sẽ có một vỏ ốc cắt ngang khác bằng 1/3 hình vỏ ốc lớn trên. Có lẽ lúc này bạn bắt đầu thực sự muốn ngắm bức tranh thêm một lần nữa!?


Bạn thấy đấy, ứng dụng của Toán học có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở trong những vấn đề mà chúng ta ít khi nghĩ đến nhất. Bởi vậy, Toán học không chỉ là những con số hay phép tính đơn thuần mà chính là cuộc sống muôn màu.

Các bài khác: